THÔNG BÁO VỀ THỜI KHÓA BIỂU KHÓA 1- NĂM HỌC 2024-2025Chào mừng đến trường 218 Lý Tự Trọng
Thầy cô | Hoạt động Dạy và Học | Lịch sử phát triển
Giảng dạy - Học tập | Đề Thi và Đáp Án | Tư liệu Hình Ảnh | Video
Thông báo dành cho Học sinh | Tài liệu học tập | Đề Thi và Đáp Án | Hình Ảnh | Video
Thông báo dành cho Học sinh | Thông báo dành cho Giáo viên
Thông báo dành cho Học sinh | Thông báo dành cho Giáo viên | Menu 3 | Menu 4
 Tìm kiếm 
 GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH 






 Trực tuyến trên site 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004618576
IP của bạn: 44.192.26.226
 
Tin tức » Các bài viết về Trường
Nhà giáo Đàm Lê Đức – Lung linh hình ảnh người thầy
20.06.2011 14:56

Xem hình
Dù đã xa thành phố Cảng gần 30 năm, nhưng hình ảnh cô Đàm Lê Đức với nhiều thế hệ học trò Hải Phòng vẫn rất đỗi gần gũi và thân thương. Với tài năng và tấm lòng của một người thầy tận tụy, cô góp phần tạo nên nhiều nhân cách đẹp đẽ và nhiều tài năng có ích cho xã hội.


Tuổi thơ vượt khó

Khi tiếp xúc với bà con ở Hội đồng hương Hải Phòng, tôi phát hiện một điều thú vị: nhiều người sinh ra và lớn lên ở một nơi khác nhưng lại xem thành phố Cảng là quê hương mình. Nhà giáo Đàm Lê Đức là một người như thế.

Nghe giọng nói của bà trong những buổi họp Hội đồng hương Hải Phòng tại TP Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ Hải Phòng. là nơi chôn nhau cắt rốn của bà. Đến khi có dịp ngồi tâm tình với nhà giáo vui tính này, tôi mới biết bà chào đời tại Quảng Yên (Quảng Ninh) trong một nho gia quyền quý

Cụ tổ của bà là Lễ bộ Thượng thư, Tiến sĩ Đàm Thận Huy – một ngôi sao trong Tao đàn nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông đứng đầu. Ông từng đào tạo nên nhiều trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa cho triều Lê. Cha bà, ông Đàm Quang Vinh từng giữ chức tỉnh trưởng Lào Cai trước năm 1945.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống khoa cử nên Đàm Lê Đức cũng mang trong mình “gien” hiếu học. 12 tuổi bà về Hưng Yên, vào học lớp đệ nhất (lớp 5 ngày nay) trường nữ sinh Đồng Khánh danh giá nhất xứ Bắc Kỳ.

Bà học giỏi tất cả các môn nên luôn dẫn đầu khối lớp. Tuy nhiên, sau đó gia thế thay đổi nên cô nữ sinh Đàm Lê Đức tạm gác lại giấc mơ đèn sách để phụ giúp gia đình. Ban ngày cô hái dâu nuôi tằm, xay thóc giã gạo… đêm về miệt mài đọc sách.

Được người chị cả giúp đỡ, cô ra Hà Nội học nghề thợ may và về lại Quảng Yên mở tiệm may Liên Tỉnh. Tài hoa của cô vang xa, đông đảo khách hàng tín nhiệm.

Nhưng giấc mơ của cô chủ trẻ vẫn là việc học hành, nên sau năm năm dành dụm, cô quyết định quay lại con đường học vấn…

Cô Đàm Lê Đức nhớ lại: “Thời trung học của tôi trải qua trong khó khăn. Học được một thời gian, tôi hết tiền, may mà thầy chủ nhiệm của tôi đã gửi tôi một phong bì, lớp của tôi ở Nguyễn Trãi tặng cho tôi vài bao gạo có thể dùng trong 6 tháng. Nhờ đó tôi có đủ điều kiện để tiếp tục cuộc hành trình học vấn của mình”.

Nhà toán học dễ thương vui tính

Năm 1956, Đàm Lê Đức đỗ vào khoa toán Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Đó là lớp toán tổng hợp đầu tiên của miền Bắc, mà cô là sinh viên nữ duy nhất, sau đó có cô Bùi Thị Tý chuyển từ Tổng hợp Vật lý sang nên lớp có 2 nữ. Sau khi ra trường Cô về dạy tại Trường cấp 3 Ngô Quyền (Hải Phòng).

Niềm say mê toán học tiếp tục cuộn chảy trong cô. Những ngày cuối tuần, cô lại về Hà Nội, tìm đến nhà giáo sư Lê Văn Thiêm để thụ giáo thêm về toán học. Ông giới thiệu cô với giáo sư Hoàng Tụy để nghiên cứu toán kinh tế, một môn học hoàn toàn mới vào thập niên 1960 của thế kỷ trước.

Trong suốt nhiều năm theo đuổi môn học mới, cô hoàn thành 13 chuyên đề toán kinh tế và bảo vệ thành công luận văn sơ đồ mạng PERT trong tiêu chí tìm hướng đi tối ưu cho vấn đề.

Mặc dù vừa dạy, vừa học, rất bận bịu và vất vả, nhưng cô giáo Đàm Lê Đức vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người. Lúc dạy ở trường Ngô Quyền hay sau này chuyển về trường Thái Phiên mới thành lập, giờ học toán của cô luôn sống động và hào hứng.

Cô truyền cảm hứng cho các học trò bằng những trò chơi toán học vui nhộn và sáng tạo, từ đó tạo ra một phong cách giảng dạy rất riêng. Không chỉ là một giáo viên giỏi, cái tên Đàm Lê Đức còn in đậm trong trái tim học trò vì tấm lòng.

Từng nhận được sự bao bọc ân cần của thầy cô, bè bạn nên cô rất thương học trò nghèo. Đích thân cô đến từng nhà những học trò có hoàn cảnh khó khăn để động viên, giúp đỡ họ tiếp tục con đường học vấn.

Nhờ vậy, học sinh của cô không ai bỏ học, tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt 100%. Sau này nhiều người thành danh trong nhiều lĩnh vực…

Nhà giáo thích công tác xã hội

Cô giáo Đàm Lê Đức thổ lộ, tròn đời bà thần tượng nhất nhà toán nữ thiên tài người Nga Sophia Kovalepskaia – một phụ nữ xuất chúng và nhà xã hội tiên phong, trong thâm tâm rất muốn noi theo thần tượng của mình.

Thế nên bà cũng rất hăng say công tác xã hội. Dù gần như “đốt cháy” mình trong công tác giảng dạy, bà vẫn nhiệt tình tham gia vào ban công tác vận trù học của thành phố Hải Phòng. Bà vận dụng kiến thức toán học, cụ thể là sơ đồ mạng PERT, để tìm ra hướng giải quyết tối ưu cho các vấn đề xã hội.

Dự án đầu tiên bà thực hiện rất bình dị nhưng thiết thực, có tên “Đề án hót rác thành phố Hải Phòng”. Sau hơn một tháng lặn lội theo chân những người quét rác, hót rác và xe chở rác, bà tìm ra cách rút ngắn thời gian cho quy trình này.

Kết quả đề án của bà giảm số lượng công nhân, giảm thời gian làm việc được thành phố Hải PhòngHải Phòng xem công nhân làm việc để tìm ra cách giúp họ đỡ nhọc nhằn hơn nhưng năng suất làm việc cao hơn. tặng bằng khen cho đề án này. Bà còn đến nhà máy thủy tinh tại

Vậy mà bà vẫn còn đủ thời gian tham gia Ban chấp hành Thành Hội phụ nữ Hải Phòng và Hội nghị Việt – Xô.

Tấm lòng dành cho quê hương

Đàm Lê Đức yêu Hải Phòng bằng tất cả tình cảm của mình. Suốt 24 năm ở đây, và được làm công việc mình yêu thích, có được nhiều thế hệ học trò mến yêu và nhận được sự trân trọng của mọi người. Bà luôn nghĩ rằng bà sẽ gắn chặt cuộc đời mình với quê hương thứ hai cho đến lúc về với đất.

Nhưng đời người luôn có nhưng biển chuyển không định trước. Trước khi lâm chung, mẹ bà muốn bà vào TP Hồ Chí Minh sống với chị gái của mình. Năm 1983, cô giáo Đàm Lê Đức rời Hải Phòng vào phương Nam đầy nắng ấm, giảng dạy tại Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Năm 1985, 4 năm trước khi về hưu, bà thành lập trường bồi dưỡng văn hóa ở 218, phố Lý Tự Trọng, chuyên bồi dưỡng cho những học sinh chuẩn bị thi vào đại học. Qua hơn 20 năm hoạt động, từ một cơ sở với vài lớp học, hiện trường có 7 cơ sở với hàng nghìn học viên mỗi năm.

Ngôi trường này nâng bước cho hàng chục nghìn học sinh vào đại học, trong đó có nhiều thủ khoa, á khoa. Thành quả này gây tiếng vang lớn trong ngành giáo dục thành phố. Nhiều trường quốc tế của Mỹ, Nhật, Anh, Xingapo cấp học bổng cho sinh viên của ngôi trường này.

Nhưng điều đáng quý thấy được ở ngôi trường này là tấm lòng của cô Đức dành cho Hải Phòng. Bà kêu gọi nhiều giáo sư gốc Hải Phòng về đây giảng dạy. Những học sinh Hải Phòng vào học được giảm học phí. Bà vận động nhiều học bổng từ nhiều nguồn khác nhau cho con em gốc Hải Phòng.

Tấm lòng của bà dành cho quê hương không gói gọn trong phạm vi của trường. Bà tham gia hoạt động Hội đồng hương Hải Phòng từ khi mới thành lập đến nay, hưởng ứng tất cả đợt quyên góp ủng hộ người nghèo, hay bất cứ sự kiện gì cho quê hương với khẳng định: “Hải Phòng cho tôi nhiều niềm vui, nhiều kỷ niệm đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, dù ở xa, tôi cũng sẽ sống trọn vẹn nghĩa tình với quê hương”.

Bây giờ bà đã được cấp phép thành lập trường tư thục Đức Trí với mong ước đầy sẽ là nơi đào tạo nhiều học sinh Hải Phòng trở thành người có tài và đức, giống như bà đã từng đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh trước đây.

80 tuổi đời, đã đi qua một cuộc hành trình dài của cuộc sống, nhưng giờ đây nhà giáo Đàm Lê Đức vẫn còn sung sức và hăng hái trong công tác trồng người. Điều đáng trân trọng là trong lợi ích chung, bà luôn trăn trở được góp sức cho những điều tốt đẹp ở thành phố Hải Phòng – quê hương thứ hai của bà.



(Theo Theo Nguyễn Huy / Báo Hải Phòng cuối tuần)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
© Copyright 2011 - Trường Bồi Dưỡng Văn Hóa 218 Lý Tự Trọng || NukeViet || FACEBOOK: https://www.facebook.com/truong218ltt